Click Media Seo

  • Dịch vụ
    • Dịch vụ thẩm định thực trạng website
    • Dịch vụ tư vấn và phát triển chiến lược SEO Website
    • Dịch vụ SEO Training in-house
    • Seo Keyword
    • Dịch vụ tối ưu hoá lưu lượng truy cập website
  • Tuyển dụng
    • Tuyển dụng Junior Php Developer
    • Tuyển thực tập SEO ở Hồ Chí Minh tháng 9 năm 2018
    • Tuyển nhân viên content nội dung ở Hồ Chí Minh tháng 8 năm 2018
  • Case Study
  • Gọi cho chúng tôi 09 71 27 31 19
Bạn đang ở:Trang chủ / Lưu trữ choSEO SEM

Làm thế nào để xây dựng liên kết nội bộ tốt cho SEO?

Tháng Năm 16, 2018 by admin

Nội dung hấp dẫn và xây dựng liên kết nội bộ hấp dẫn, chính là những yếu tố chính của một chiến dịch SEO thành công. Nếu như bạn đã từng tạo ra một blog tin tức hoặc một cuốn sách online thú vị, chắc chắn bạn sẽ muốn có thật nhiều lượt truy cập mỗi ngày. Một phần của chiến dịch đó chắc chắn sẽ cần đến việc xây dựng liên kết nội bộ và hiểu rõ việc các trang web khác có thể đóng góp giá trị cho trang web mới của bạn như thế nào.

xây dựng liên kết nội bộ tốt

Nếu như bạn đang làm một chiến dịch quan trọng, thì việc xác định rõ trang web nào của bạn là tốt và cần được liên kết với trang web mới là cực kì quan trọng hoặc chí ít là những nỗ lực bạn đang cố gắng để xây dựng thêm những trang web có độ tin cậy cao liên kết tới trang web mới của bạn. Và với việc xây dựng những liên kết nội bộ tốt như vậy, việc có thứ hạng tốt trên bảng kết quả tìm kiếm cho những từ khóa hoặc cụm từ khó trở lên đơn giản hơn rất nhiều.

Theo định nghĩa của MOZ Internal Link

Liên kết nội bộ là các siêu liên kết trỏ đến (đích) cùng tên miền với tên miền mà liên kết tồn tại trên (nguồn). Theo thuật ngữ của giáo dân, một liên kết nội bộ là một liên kết trỏ đến một trang khác trên cùng một trang web.

Tại sao xây dựng liên kết nội bộ lại quan trọng?

Hãy luôn nhớ rằng, mục tiêu duy nhất của các công cụ tìm kiếm đó là tìm một số ít những trang web tốt nhất đưa tới người dùng về một chủ đề nào đó trên internet. Nếu như bạn đã nghe thấy rằng, những liên kết từ website khác trỏ đến website của bạn như là 1 lá phiếu bình chọn cho nội dung trang web của bạn là tốt và nói với công cụ tìm kiếm về nội dung bài viết trên trang web của bạn, vậy thì, liên kết nội bộ giống như việc bạn tự bỏ phiếu cho chính mình và nói cho công cụ tìm kiếm biết về việc bỏ phiếu của bạn.

Mặc dù, tất nhiên là sẽ tốt hơn nhiều nếu như có nhiều người bỏ phiếu cho bạn hơn là chỉ mình bạn bỏ phiếu cho chính mình. Tuy nhiên, nếu như bạn không bắt đầu từ bỏ phiếu cho chính mình, công cụ tìm kiếm sẽ có quãng thời gian khó khăn hơn để cân nhắc website của bạn như là một website tốt nhất trên internet. Liên kết nội bộ là rất giá trị, không phải chỉ vì chúng trực tiếp gửi những tín hiệu rằng nội dung của bạn là quan trọng, mà còn là bởi vì những link này đồng thời cũng truyền những chỉ số sức mạnh cho trang web đích.

Link Building xây dựng liên kết nội bộ tốt

Khi bạn lấy những đường link chất lượng của những trang webpage (trên website của bạn) liên kết với một bài viết trên website bằng liên kết nội bộ, thì giá trị của bài viết đó hiển nhiên sẽ rõ ràng hơn với các công cụ tìm kiếm. Hơn thế nữa, nếu như những trang web liên kết đó có được một thứ hạng tốt trên bảng kết quả tìm kiếm và mang về lượt truy cập tới website của bạn, thì nó đồng thời cũng có thể giúp bài viết của bạn tiếp cận được đến với người dùng nếu như bạn áp dụng tốt chiến thuật xây dựng liên kết nội bộ.

3 cách để cải thiện xây dựng liên kết nội bộ trên website của bạn.

Dưới đây là 3 cách bạn có thể áp dụng để tăng tính hiệu quả trong việc sử dụng các liên kết nội bộ trên website.

1/ Phác thảo sẵn một bản đồ website của bạn:

Hãy lên danh sách những trang web trên thanh điều hướng website của bạn và xác định rõ nội dung của từng link. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn những liên kết trên website của bạn và mối liên quan giữa các mảng với nhau cũng như việc bạn đã liên kết chúng với nhau như thế nào trong quá khứ. Thỉnh thoảng thì chỉ có cách duy nhất là vẽ ra hết toàn bộ cấu trúc website của bạn 1 cách rõ ràng mới giúp bạn hiểu và nắm được cách vận hành của website mình. Và có lẽ bạn sẽ nhận thấy rằng, những bài viết của bạn đang đứng thứ hạng tốt trên bảng tìm kiếm vì bạn đã vô thức xây dựng những liên kết nội bộ rất tốt tới bài viết đó trong nội dung của bạn.

xây dựng liên kết nội bộ tốt silo

2/ Tiếp theo, hãy nhìn lại những nội dung bạn thường xuyên viết về nó:

Nếu như bạn viết thường xuyên về một cái gì đó, bạn nên có một trang web riêng trên website của bạn để chỉ nói về nội dung đó. Mỗi một bài viết sẽ được liên kết với một trang lớn về chủ đề đó và trang lớn đó nên được tối ưu hóa để tăng các tỉ lệ chuyển đổi. Nếu như trang đích của bạn có những lời kêu gọi hành động nội bật, thì hiệu quả của việc sử dụng các liên kết nội bộ sẽ đem lại nhiều tỉ lệ chuyển đổi hơn.

Đồng thời hãy cũng xem xét những trang web đang được đặt trên thanh menu của bạn, nếu như trang web mới xứng đáng được đặt trên thanh menu thì hãy đặt một đường dẫn từ đây đến trang mới đó. Dựa trên lĩnh vực kinh doanh của bạn, bạn có thể sẽ nhận thấy rằng, đặt liên kết từ trang chủ hoặc trên thanh menu đôi khi sẽ rất phù hợp.

3/ Hãy nhớ rằng, tất cả những trang khác đều có thể đặt link tới trang chính.

Nếu như 1 trang web liên quan tới 1 topic mà bạn thường xuyên nói tới trong các bài viết, hãy chắc chắn rằng tất cả các bài viết mới về chủ đề đó đều đặt link tới trang web chính.

Một yếu tố chính nữa phía sau thứ hạng từ khóa đó là việc bạn thường xuyên viết bài và cập nhật chủ đề đó lên website như thế nào.

Chú ý: Khi đặt liên kết nội bộ, cần sử dụng các từ khoá mình làm SEO. Tránh chỉ đặt chỉ để xây dựng liên kết nội bộ mà không nghĩ về từ khoá.

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề

SEO Website: 8 kỹ thuật SEO Onpage đơn giản tự làm được

SEO Website: 8 kỹ thuật SEO Onpage đơn giản tự làm được (Phần 2)

Còn bạn, bạn xây dựng liên kết nội bộ như thế nào, hay bạn đã từng sử dụng ra sao để giúp website của bạn tăng cao thứ hạng trên bảng kết quả tìm kiếm? Hãy chia sẻ với chúng tôi bên dưới bình luận nhé.

Thuộc chủ đề:SEO SEM

SEO Website: 8 kỹ thuật SEO Onpage đơn giản tự làm được (Phần 2)

Tháng Hai 9, 2017 by admin

Trong bài viết trước chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn 4  cách tối ưu SEO Onpage hiệu quả nhất để thân thiện với công cụ tìm kiếm. 4 kỹ thuật đó bao gồm: Tiêu đề bài viết và Page title, Mô tả bài viết và Meta Description, Thẻ Meta keyword và cấu trúc đường dẫn.

Nếu như bạn chưa có cơ hội đọc bài đó thì hãy đọc bài đó trước khi tiến hành đọc bài viết này tại đây: SEO Website: 8 kỹ thuật SEO Onpage đơn giản tự làm được

Tiếp tục, trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ thêm 4 kỹ thuật onpage hiệu quả nữa, giúp bạn tăng cao thứ hạng nhất có thể trên bảng kết quả tìm kiếm.

5/ Bố cục nội dung – Body tags (H1, H2, H3, H4, …)

Khi viết một bài viết, bạn nên chia nhỏ nội dung bài viết thành nhiều đoạn nhỏ hơn và những đoạn văn nhỏ để làm cho người đọc dễ theo dõi và dễ đọc. Những đoạn nhỏ này có thể chia theo các headings và phân bố đâu là H1, H2, H3, H4 …

Nhìn chung thì, thẻ H1 thường được dùng như tiêu đề của trang web đó (page title) cùng với những heading nhỏ (sub headings) giống như tôi đã sử dụng trong những bài chia sẻ của mình, được sử dụng như những thẻ h2, h3, h4 … Công cụ tìm kiếm sẽ sử dụng những thẻ này để quyết định nội dung nào là nội dung quan trọng trong bài viết của bạn.

Cách tối ưu là:

Như thế nào là Layout Heading chuẩn SEO?.

Heading 1: Một Webpage cụ thể chỉ nên tồn tại 1 thẻ Heading 1 duy nhất chứa từ khoá chính cần SEO và thâu tóm được tiêu đề trang.

Heading 2: Một Webpage cụ thể nên tồn tại nhiều thẻ heading 2 bổ ngữ cho thẻ Heading 1, có chứa các từ khoá liên quan nhằm tăng mật độ density và nhấn mạnh từ khoá cần SEO. Tối thiểu 1 webpage nên có từ 3 thẻ Heading 2 trở lên.

Heading 3: Một Webpage cụ thể nên tồn tại nhiều thẻ Heading 3 (từ 3-4 thẻ trở lên) có chứa các từ khoá mở rộng, liên quan và bổ ngữ cho các thẻ Heading 2.

Heading 4-5-6: Một Webpage cụ thể nên chứ nhiều các thẻ h4,h5 và h6 bổ nghĩa theo phân cấp tiêu đề. Mặc dù thế, quan trọng nhất vẫn là H1,H2 và H3. Còn các Heading 4-5-6 thì có càng tốt không có cũng không sao!.

Bố cục: Nên tối ưu cách sắp xếp các thẻ Heading hợp lý theo thứ tự từ trên xuống dưới nhằm mục đích phân luồng bố cục nội dung rõ ràng. Giúp bộ máy tìm kiếm dễ dàng hiểu nội dung, phân loại và lập chỉ mục cho nội dung website của bạn!.

Điều này lý giải tại sao các keywords và các sub heading trong bài lại quan trọng hơn nhiều so với nội dung toàn bài. Hãy chắc chắn rằng, các thẻ headings của bạn được sử dụng theo đúng thứ tự ưu tiên: H1 -> H2 -> H3 … Những thẻ headings này được sử dụng rất nhiều bởi các con bọ thu thập dữ liệu của các bộ máy tìm kiếm từ đó quyết định nội dung quan trọng trong bài viết.

6/ Mật độ từ khóa (keyword density)

Chèn những từ khóa liên quan trong nội dung bài viết là vô cùng quan trọng, vì nó giúp các công cụ tìm kiếm hiểu được nội dung bài viết của bạn là gì.

Tuy nhiên, nên nhớ đừng cố gắng lặp đi lặp lại, lạm dụng việc lặp lại từ khóa chỉ với mục đích cho các con bọ của công cụ tìm kiếm đọc và hiểu, mà lại k hướng tới khách hàng, độc giả. Điều này có thể dẫn tới việc website của bạn bị phạt từ các công cụ tìm kiếm.

Để Tránh điều này xảy ra, hãy cố gắng giữ mật độ từ khóa của bạn ở mức an toàn (2% – 5% toàn bài). Nếu bạn cảm thấy điều này là khó khăn, hãy tìm những từ đồng nghĩa, mở rộng thêm vốn từ vựng của bạn. Với cách này bạn sẽ vẫn đang viết về cùng 1 chủ đề mà không lo sợ bị phạt từ các công cụ tìm kiếm.

7/ Hình Ảnh trong bài viết.

Sử dụng hình ảnh trong nội dung bài viết là một cách tuyệt vời để làm trang web của bạn trở lên sinh động hơn và thoát khỏi việc chữ viết dày đặc rất nhàm chán. Bạn có thể sử dụng những hình ảnh này để giúp bạn trong việc SEO cho trang web.

Cách tối ưu:

  • Sử dụng tên hình ành có bao gồm từ khoá
  • Đặt thẻ title và alt đầy đủ
  • Các hình ảnh trong 1 bài cần cùng 1 kích thước là tốt nhất

Hãy nhớ rằng bất cứ khi nào bạn upload một hình ảnh, hình ảnh đó phải có tiêu đề, hãy đặt tiêu đề cho hình ảnh giống như cách bạn đặt tiêu đề cho trang web. Hãy bao gồm những từ khóa liên quan, giúp khách hàng có thể tìm thấy website của bạn khi tìm kiếm google image. Bạn cũng nên đính kèm thẻ alt cho ảnh và description cho ảnh để làm cho chúng trở lên hữu dụng hơn với SEO.

8/ Điều hướng liên kết nội bộ (Internal linking)

Mọi người thường nghĩ rằng, chỉ duy nhất các đường link từ các website khác đến website của mình mới được tính như một backlink tăng chất lượng cho website. Trong khi đó, chính những liên kết nội bộ trong website là rất quan trọng, thậm chí đó không chỉ là những liên kết quan trọng, mà còn hơn thế nữa.

Đặt những liên kết nội bộ đúng chỗ trên những trang web khác trong website của bạn, chính là một cách rất tốt để cải thiện thứ hạng website và bạn có thể sử dụng những liên kết nội bộ này nhữ một thứ vũ khí trong hạm đội SEO của bạn. Không những các đường link nội bộ khiến cho độc giả dễ dàng hơn trong việc đọc bài và chuyển hướng khi thao tác trên web của bạn, mà liên kết nội bộ còn giúp cho website các con bọ của bộ máy tìm kiếm thu thập dữ liệu và tìm kiếm trang web của bạn một cách tốt hơn. Nó đồng thời cũng giúp cho bạn xây dựng những trang liên quan tới các từ khóa đó và điều đó tất nhiên cũng giúp cho bạn tăng độ tin tưởng đối với các công cụ tìm kiếm từ đó ảnh hưởng tới thứ hạng website của bạn.

Có khá nhiều cách để giúp bạn cải thiện việc đặt các liên kết nội bộ. Nhưng cái chính nhất vẫn là liên kết nội bộ có nội dung tương hợp và các liên kết chuyển hướng vĩnh viễn.

Đối với những webmaster, các liên kết có nội dung liên quan là vô cùng hữu dụng. Những liên kết được đặt trên bài viết của bạn, sẽ chuyển hướng người dùng từ trang này sang trang khác trên website của bạn. Ví dụ như: bài viết này dùng để tăng lượt truy cập tới website của bạn, vì vậy người đọc cũng có thể tìm thấy bài đọc “Làm thế nào để tăng lượt truy cập vào website của bạn”. Và có lẽ những người đọc bài viết của bạn cũng sẽ tò mò và muốn đọc thêm bài viết mà bạn đặt liên kết nội bộ đó.

Kết luận

8 Kỹ thuật này chỉ là một vài cách để có thể giúp bạn tối ưu SEO onpage. Bất cứ yếu tố nào được sử dụng một cách độc lập đều sẽ không làm tăng thứ hạng của bạn trên bảng kết quả tìm kiếm, tuy nhiên khi được sử dụng cùng nhau, chúng có thể giúp bạn có thêm nhiều lượt truy cập tới website.

8 yếu tố này sẽ giúp bạn cải thiện trang web tốt hơn, chúng đồng thời cũng giúp toàn bộ website của bạn được lập chỉ mục bởi các công cụ tìm kiếm. Với những kỹ thuật trên, website của bạn sẽ được tăng thêm các giá trị từ bên trong và sẽ giúp bạn xây dựng những trang web liên quan tới những từ khóa hoặc cụm từ nhất định.

Chính vì thế, hãy dành ra nhiều thời gian hơn để phát triển và tối ưu những yếu tố trên từ đó cải thiện website của bạn.

Hãy để lại bình luận của bạn ở bên dưới và hãy thoải mái để hỏi bất cứ câu hỏi nào bạn cần.

Thuộc chủ đề:SEO SEM Tag với:Seo website

SEO Website: 8 kỹ thuật SEO Onpage đơn giản tự làm được

Tháng Hai 9, 2017 by admin

Seo Website và Seo Onpage site là gì? Bài viết sẽ hướng dẫn nói tổng quan qua vấn đề làm SEO Onsite đối với 1 website một cách đơn giản nhất và bạn có thể tự làm ở nhà.

Rất nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu sở hữu Website khá lâu tuy nhiên bạn hoàn toàn không biết gì về SEO và làm thế nào để SEO một cách hiệu quả. Trong quá trình làm Seo luôn có 2 phần đó là SEO onpage và Seo Offpage.

SEO là gì?

SEO là gì? SEO (Search engine Optimization) là quá trình chúng ta xây dựng một trang web và áp dụng kỹ thuật tối ưu để có được thứ hạng càng cao càng tốt trên bảng xếp hạng tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm (Search Engine Result Page– SERPs). Thứ hạng trang web của bạn càng cao trên bảng kết quả tìm kiếm thì website của bạn càng có nhiều lượt truy cập vào (Traffic) từ đó giúp bạn xây dựng thương hiệu hoặc tăng doanh thu một cách hiệu quả hơn.

SEO có thể chia ra làm 2 phần khác nhau: Tối ưu trên trang (SEO Onpage) và Tối ưu từ bên ngoài trang (SEO offpage).

SEO onpage là công việc tối ưu website với công cụ tìm kiếm ngay TRÊN TRANG WEB của bạn để có một thứ hạng cao hơn, chẳng hạn như tiêu đề trang (Page title), liên kết nội bộ (internal linking), các thẻ mô tả và giới thiệu (Meta tags & description) … Công việc này thường liên quan đến phần HTML nằm trên trang. Trong một số trường hợp đối với website lớn, việc SEO onpage còn bao gồm cả việc xây dựng được hệ thống Tools để có thể tối ưu website.

SEO offpage ám chỉ tất cả những điều bạn có thể làm bên ngoài website của bạn để giúp bạn có một thứ hạng tốt hơn, chẳng hạn như: mạng xã hội, các diễn đàn, blog ….

Trong bài viết này chúng tôi sẽ chỉ đề cập tới vấn đề SEO Onpage và mộtvài cách hiệu quả nhất để tăng thứ hạng website của bạn với các công cụ tìm kiếm.

Seo onpage SEO-onpage-optimization

KỸ THUẬT TỐI ƯU SEO ONPAGE

1/ Tiêu đề của bài viết và thẻ Title của trang.

a) Tiêu đề chuẩn SEO:

Tiêu đề trang của bạn chính là một trong những yếu tố SEO quan trọng và hiệu quả nhất đối với website của bạn.

Cách tối ưu:

  • Mỗi một trang và một bài viết nên có một tiêu đề độc nhất
  • Bao gồm từ khóa chính cho trang đó.

Chẳng hạn như, bạn có thể viết một bài viết về công thức làm bánh socola. Vậy tiêu đề của bạn nên chứa từ khóa quan trọng như “Cách làm bánh Socola” hoặc là “Làm bánh Socola” hay như là “Công thức làm bánh socola”…

Tuy nhiên chú ý không bao giờ được đặt tiêu đề trang là 100% từ khoá. Như vậy Google sẽ không thích website của các bạn.

Với cách này, bất cứ khi nào có ai đó tìm kiếm cách làm bánh socola hay công thức làm bánh soocola trên công cụ tìm kiếm, bài viết của bạn sẽ có cơ hội cao hơn để xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm vì trong tiêu đề trang của bạn có xuất hiện những từ khóa đó. Lưu ý tiêu đề trang web không nên vượt quá 65 kí tự.

b) Thẻ title của bài viết:

Tương tự đối với tiêu đề, nhưng thẻ title thì được để Google nhìn thấy khi xếp hạng kết quả tìm kiếm. Các bạn có thể thấy thẻ title của mình trên kết quả tìm kiếm của google.

Cách tối ưu:

  • Title nên chứa từ khoá
  • Từ khoá càng nằm ở đầu title càng tốt.
  • Title ko quá 65 ký tự.

2/ Mô tả của bài viết và thẻ description:

a) Mô tả bài viết

Rất nhiều người quên viết mô tả cho trang web của họ. Thẻ mô tả này là nơi quan trọng để chứa các từ khóa liên quan tới nội dung của bạn vì nó sẽ được dùng trên bảng kết quả tìm kiếm khi trang web của bạn được xuất hiện.

Cách tối ưu:

  • Chứa các từ khóa liên quan tới chủ đề đó.
  • Chứa thêm các từ khoá liên quan đến chủ đề đó.
  • Từ khoá nên được lặp lại.

Ví dụ như: “Với cách làm bánh soocola đơn giản bạn sẽ có thể dễ dàng tạo ra một bánh socola ngon tuyệt hấp dẫn tất cả mọi người”. Đây có thể là 1 thẻ mô tả thích hợp cho trang web đó vì nó ngắn gọn (ít hơn 170 ký tự), hàm chứa đầy đủ nội dung và có một vài từ khóa nhất định.

b) Thẻ description:

Tương tự với thẻ title, thẻ description thì được để Google nhìn thấy khi xếp hạng kết quả tìm kiếm. Các bạn có thể thấy thẻ title của mình trên kết quả tìm kiếm của google.

3/ Thẻ Meta Keywords.

Với mỗi bài viết, bạn có thể thêm vào một tập hợp các từ khóa trong thẻ meta tags. Những từ khóa này có thể là những từ khóa liên quan tới nội dung bài viết của bạn, đây là những từ khóa mà bạn đã nghiên cứu từ trước đó.

Nếu website của bạn chưa có phần điền thẻ Keyword này, hãy nhờ kỹ thuật của bạn cài đặt thêm nhé.

toi-uu-the-meta

4/ Cấu trúc đường dẫn (URL Structure)

Đường dẫn thân thiện với công cụ tìm kiếm được đánh giá rất tốt, bởi vì nó sẽ khiến công cụ tìm kiếm thu thập thông tin website một cách dễ dàng hơn.

Cách tối ưu:

  • Đường dẫn ngắn hơn sẽ tốt hơn đối với công cụ tìm kiếm, tuy nhiên đó không phải là yếu tố duy nhất.
  • Đường dẫn mà bao gồm những từ khóa mục tiêu đồng thời cũng đem lại kết quả tốt hơn.
  • Thêm vào đó, cấu trúc đường link trên trang web nên để ở đường link tĩnh, không nên để dưới dạng đường link động.

Ví dụ đây là một cấu trúc đường link động:

http://sites.com/chia-se/thread.php?threadid=12345&sort=date

Đường link động như vậy sẽ không tốt cho SEO và không thân thiện với các công cụ tìm kiếm, nguy cơ cao sẽ bị mất thứ hạng website. Thay vào đó ta nên để đường link dưới dạng đường link tĩnh như thế này:

http://site.com/chia-se/cach-lam-banh-socola.html

Như bạn có thể thấy ở website này trong bài viết này, tôi cũng đã đính kèm từ khóa của mình trong đường dẫn.

Mời các bạn đọc thêm phần 2 của bài viết tại đây: 8 kỹ thuật SEO Onpage ai cũng phải nhớ (p2)

 

Thuộc chủ đề:SEO SEM Tag với:Seo website

Chuyên mục

  • Báo Chí
  • Case Study
  • SEO SEM

Click Media & Seo cung cấp dịch vụ SEO dành cho các doanh nghiệp vừa và lớn tại Việt Nam. Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia trong ngành đứng đầu Việt Nam.

  • Dịch vụ
    • Dịch vụ thẩm định thực trạng website
    • Dịch vụ tư vấn và phát triển chiến lược SEO Website
    • Dịch vụ SEO Training in-house
    • Seo Keyword
    • Dịch vụ tối ưu hoá lưu lượng truy cập website
  • Tuyển dụng
    • Tuyển dụng Junior Php Developer
    • Tuyển thực tập SEO ở Hồ Chí Minh tháng 9 năm 2018
    • Tuyển nhân viên content nội dung ở Hồ Chí Minh tháng 8 năm 2018
  • Case Study
  • Gọi cho chúng tôi 09 71 27 31 19

Liên hệ:

Văn phòng Hồ Chí Minh:

Trung tâm kinh doanh: 126 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Trung tâm kỹ thuật: 69/11/4 Nguyễn Đình Chính, Phường 15, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.

Copyright © 2021 · Agency Pro on Genesis Framework · WordPress · Đăng nhập