SEO Onpage là gì? Nắm vững 15 tiêu chuẩn kỹ thuật tối ưu SEO Onpage

Bạn vẫn còn đang lơ tơ mơ về khái niệm SEO Onpage là gì? Hãy cùng Click Media SEO điểm lại 15 tiêu chuẩn tối ưu Onpage cho các bạn yêu thích công việc chinh phục Google. Đây là cách làm SEO Onpage chuẩn chỉnh và rất hiệu quả mà bất kỳ 1 SEOer nào cũng cần nắm. Sau khi đọc bài viết này bạn nên mở trang web ra và kiểm tra để đảm bảo rằng bạn đã thực hiện đúng 15 tiêu chuẩn kỹ thuật tối ưu SEO Onpage được đề cập ngay sau đây. Việc làm này không mất nhiều thời gian của bạn, nhưng hiệu quả đem lại rất tuyệt vời đấy!

SEO Onpage là gì?

SEO Onpage là việc tối ưu trên từng trang con bên trong website. SEO Onpage là công việc được lặp đi nhiều lần mỗi khi cần đăng một bài viết mới. Mục đích chính của SEO Onpage là giúp đưa website lên vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm của Google.

Lý do nên tối ưu SEO Onpage là gì?

Tối ưu Onpage SEO với bộ máy tìm kiếm là để giúp Bot Google hiểu và thu thập các thông tin trên website. Bài viết chuẩn SEO chưa đủ để giúp Bot Google hiểu, bạn cần thực hiện các kỹ thuật tối ưu để bài viết chuẩn SEO Onpage đồng thời kết hợp thêm một số kỹ thuật Offpage. Mục đích tối ưu SEO Onpage để Google đánh giá uy tín, chất lượng của website

Tối ưu SEO Onpage giúp cho website thân thiện hơn với người dùng và nâng cao trải nghiệm của người dùng. Từ đó, qua hoạt động sẽ được khách hàng trải nghiệm và đánh giá, website của bạn sẽ kiểm soát nội dung một cách tốt hơn và giúp bài viết được tối ưu hơn. Ngoài việc tạo ra chuyển đổi thì hấp dẫn người dùng truy cập trên trang web cũng là yếu tố rất quan trọng và là mục tiêu để tối ưu SEO Onpage.

Khi nào cần tối ưu Onpage?

Các yếu tố SEO Onpage cần thiết lập ngay lúc đầu và chỉ cần làm 1 lần bao gồm: cấu trúc trang, https,..

Cần kiểm tra tối ưu Onpage và tối ưu thường xuyên bao gồm: nội dung, tốc độ tải trang,…

Vì SEO là một quá trình diễn ra liên tục nên SEO Onpage cần được thực hiện thường xuyên, gần như là mỗi ngày, thậm chí ngay cả khi bạn xếp hạng 1 trong kết quả tìm kiếm.

Tối ưu onpage như thế nào giúp website luôn thân thiện với Google?

Trên thực tế, nhiều SEOer (newbie) chưa nắm vững được các checklist SEO Onpage gồm các công việc gì? thực hiện nó ra sao? Ngay dưới đây là 15 tiêu chí chi tiết mà bạn cần làm khi tiến hành Onpage website:

1. Cập nhật bộ từ khoá mới nhất

Đây là bước bổ sung từ khoá, hành vi của người dùng sẽ ngày càng đa dạng và phong phú. Bạn cần nghiên cứu từ khóa và cập nhật bộ từ khoá mới nhất, có xu hướng sử dụng nhiều nhất vì nó là một bước thiết yếu khi tạo nội dung mới, giúp bạn xem những câu hỏi chính xác từ người dùng và những cụm từ họ sử dụng để tìm câu trả lời.

SEO onpage

Quy trình nghiên cứu từ khóa và cập nhật bộ từ khoá mới nhất chuẩn kỹ thuật SEO Onpage bao gồm các bước sau:

  • Tìm ý tưởng chủ đề mới, nhất là các chủ đồ “hot”
  • Tìm cụm từ phổ biến, có liên quan và có thứ hạng cao.
  • Hiểu và nắm bắt những gì mọi người đang quan tâm, thắc mắc.

Dựa trên những bước này, bạn có thể bắt đầu tạo nội dung phù hợp với nhu cầu của người dùng, khách truy cập của mình và cả Google. Hãy làm sao để người dùng, khách truy cập và cả Google yêu thích nội dung đó và thấy nội dung đó có ích. Nghiên cứu từ khóa là việc cần thiết vì Google đổi mới theo thời gian nên để giành chiến thắng bạn cần có 1 nội dung hấp dẫn, tuyệt vời. Nghiên cứu từ khóa không chỉ là tìm kiếm một từ khóa trọng tâm, mà còn là tìm hiểu toàn bộ chủ đề cũng như các thuật ngữ và chủ đề liên quan của nó. Cập nhật bộ từ khoá mới nhất trong tối ưu SEO Onpage nên là ưu tiên số 1 của bạn.

2. Tối ưu đường dẫn (URL) trong SEO Onpage

Tối ưu SEO Onpage bạn cần để từ khóa chính có lượng search cao nhất của bạn vào URL và bạn cần để URL càng ngắn thì khả năng website được tăng thứ hạng càng cao.

Tối ưu đường dẫn trong SEO Onpage

Tóm lại, 3 yếu tố để URL chuẩn SEO Onpage, tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage bao gồm:

  •   URL liên quan bài viết và có chứa từ khóa chính.
  •   Ngắn gọn nhưng phải đủ ý. URL có trung bình từ 55-60 ký tự (hoặc ngắn hơn).
  •  Từ khóa có lượng tìm kiếm cao nhất nên để ở URL.

Lưu ý: Khi tối ưu lại các bài viết cũ, bạn tuyệt đối không nên chỉnh sửa URL (Trong trường hợp chỉnh sửa bạn buộc phải Redirect 301 từ URL sang URL mới).

3. Tối ưu tiêu đề SEO (Title)

Title là phần quan trọng nhất của bài mà người viết chăm chút nhất sao cho nó thật ngắn gọn, đầy đủ ý mà phải thật ấn tượng. Dòng đầu tiên trong title được hiện lên trên kết quả tìm kiếm của Google. Vì thế dòng đầu tiên này có thật sự thu hút hay không sẽ đánh giá bằng việc từ khóa có lên top hay không. Vì vậy, quan trọng nhất trong title là cần thỏa mãn yêu cầu là phải chứa từ khóa chính và không được hơn 60 ký tự.

Tối ưu tiêu đề SEO

Để tối ưu title tốt bạn cần nhớ 1 vài lưu ý về tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage như sau:

  •       Mỗi title cần được ngăn cách bằng dấu – hoặc l;
  •       Title nên chứa từ khóa chính có lượng search cao;
  •       Title và URL không được giống nhau hoàn toàn;
  •       Từ khóa SEO ở vị trí đầu tiên thường được ưu tiên tăng tỉ lệ CTR và xếp hạng.
  •       Title nên chứa từ khóa vừa đủ, văn phong cần mạch lạc, tự nhiên. Lưu ý không nhồi nhét từ khóa quá nhiều.
  •       Nếu muốn tối ưu trang chủ thì nhớ thêm tên thương hiệu ở title.
  •       Title cần có sự kết nối với nội dung của tên miền.

4. Tối ưu Heading 1 (H1) trong Onpage SEO

Trong tối ưu SEO Onpage với thẻ Heading 1 bạn cần làm theo các điều sau đây để chuẩn kỹ thuật SEO Onpage:

  • Heading 1 cần chứa từ khóa SEO liên quan;
  • Heading 1 cần bao hàm tổng quan nội dung bài viết. Vì thế có thể thấy nhiều khi H1 trùng Title;
  • Một bài viết chỉ có duy nhất 1 thẻ H1;
  • H1 nên có chứa là từ khóa LSI. Từ khóa LSI là dạng từ khóa có tính liên quan mật thiết đến ngữ nghĩa của từ khóa chính trong chủ đề.

Tối ưu Heading 1 trong Onpage SEO

Ví dụ nếu từ khóa chính là “tắm biển” thì từ khóa LSI sẽ là “bãi sau” “bãi trước” “Vũng Tàu”.

5. Tối ưu Heading 2-3-4 trong Onpage SEO

Về thẻ H2, H3 và H4 trong tối ưu SEO Onpage bạn cần lưu ý thêm các điểm quan trọng sau:

  • Tiêu đề cần ngắn gọn, súc tích;
  • Bạn cần tóm tắt nội dung của đoạn văn dưới để làm tên Heading 2-3-4 trong Onpage SEO tối ưu hơn;
  • Triển khai nhiều tiêu đề phụ để làm rõ nghĩa;
  • Tránh nhồi nhét từ khóa quá nhiều, chú trọng vào nội dung và có thể linh hoạt chèn các từ khóa chính, từ khóa phụ một cách hợp lý vào nội dung bài.

6. Tối ưu Meta Description

Thẻ Meta Description là những dòng tóm tắt nội dung chính, vấn đề trọng tâm của bài viết. Meta Description là phần cũng cần sự ngắn gọn, đầy đủ mà thú hút được người đọc. Phần này nếu hay và đánh trúng vào nhu cầu cũng như tâm lý người đọc sẽ khơi gợi hứng thú, kích thích người đọc chọn và đọc bài viết của mình ngay lập tức. Trong phần Meta Description này để giúp bot tìm kiếm của Google nhanh hơn, bạn cần đặt từ khóa trọng tâm vào đoạn này nhé! Tối ưu đến đây chắc bạn cũng hiểu rõ hơn về SEO Onpage là gì rồi phải không nào?

Tối ưu Meta Description

7. Tối ưu tần suất lặp lại từ khoá, phân bổ từ khóa

SEO không phải là tìm một từ khóa và nhồi nó ở mọi nơi trong bài viết dù cho nó có thích hợp hay không. Từ khóa trọng tâm nên xuất hiện rải rác ở các thẻ tiêu đề, văn bản của nội dung và văn bản neo. Đồng thời bạn có thể sử dụng các từ khóa phụ, từ khóa liên quan khác xuyên suốt trong phần nội dung của bạn. Mật độ từ khóa chính 1-3%, phân bố đều ở mở bài, H1, H2, thân bài và kết bài. Ngoài ra, dàn trải từ khóa phụ/từ liên quan/từ đồng nghĩa xuyên suốt để tăng độ liên quan giữa các ý, tạo thành chủ thể thống nhất cho bài viết.

8. Tối ưu hình ảnh

Đây là một trong những điều quan trọng nhất mà thường bị bỏ quên và nó có thể ảnh hưởng đến tốc độ trang. Google ghi nhận nhiều trường hợp vì các tệp hình ảnh quá lớn là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng tải trang chậm.

Đương nhiên, các tệp hình ảnh quá lớn sẽ mất nhiều thời gian để tải trang. Do đó, bạn nên tối ưu hóa kích thước hình ảnh bằng cách chỉnh hình. Đồng thời cần tìm sự cân bằng giữa kích thước và chất lượng một cách hợp lý.

Tối ưu hình ảnh trong SEO onpage

Ngoài ra, để tăng tốc độ tải trang bạn đừng quên nén các tập tin hình ảnh nhé! Bạn có thể sử dụng công cụ TinyPNG để nén hình siêu nhanh và siêu đơn giản. Bân nhớ chỉnh sửa và  giữ kích thước tệp hình ảnh dưới 200Kb nhé! Đừng quên đặt tên cho các hình ảnh phải không dấu và có dấu – giữa các từ (seo-onpage-la-gi.jpg) và tối ưu SEO tags cho các hình ảnh.

9. Tối ưu độ dài bài viết

Bài viết SEO về tin tức hay mẹo thì nên có độ dài từ 1300-1800 từ là phù hợp. Tuy nhiên, nếu là các bài phân tích chuyên sâu, kiến thức thì từ có thể nhiều hơn khoảng 2000-3000 từ là độ dài rất hấp dẫn cho người đọc. Độ dài này hoàn toàn hợp lý về sức chứa thông tin.

10. Tối ưu Internal link (link nội bộ)

Việc bạn cần làm để tối ưu Internal link là xây dựng cấu trúc liên kết trang. Bạn cần liên kết các bài viết có cùng chủ đề, liên quan lại với nhau để giúp người dùng có thể thấy và đọc nhiều bài viết hơn, thời gian người dùng trải nghiệm ở trang web cũng cao hơn. Việc này sẽ giúp Google đánh giá cao về chất lượng hơn.

11. Tối ưu External link (link ra ngoài)

Nhiều người có quan điểm khá ngần ngại về việc liên kết đến các trang web khác. Họ cho rằng việc liên kết như vậy sẽ làm thông tin của họ tràn ra các trang web khác và website của họ sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, quan điểm này hoàn toàn sai. Các liên kết bên ngoài sẽ giúp liên kết từ trang web của bạn đến những người khác các trang web khác không phải là một yếu tố xếp hạng. Nhưng nó có thể mang lại giá trị cho nội dung của bạn và đến lượt nó có thể phù hợp với chúng tôi trong tìm kiếm.

Các liên kết bên ngoài trong tối ưu SEO Onpage cần phải đạt được các tiêu chuẩn tối ưu seo onpage sau:

  •       External link (link ra ngoài) nên được thực hiện chừng mực;
  •       Bạn nên liên kết đến các trang web chất lượng;
  •       Nó nên được chèn vào một cách tự nhiên và có liên quan;
  •       Hãy cho Google thấy rằng bạn thuộc mạng lưới của các trang web hợp pháp, không phải là các trang web spam.

12. In đậm, in nghiêng, gạch chân từ khoá

Các từ khóa SEO chính phải được in đậm trong bài viết như chuẩn kỹ thuật SEO Onpage .

Bôi đậm và in nghiêng một vài từ khóa cần thiết để làm SEO cho nhanh. Tuy nhiên, đừng cố nhồi nhét toàn bộ từ khóa vào bài viết. Cách SEO web tốt nhất chính là luôn luôn nghĩ tới người dùng.

13. Cập nhật nội dung mới cho bài viết

Bạn có thể thực hiện nghiên cứu, đọc nhiều tài liệu để tìm ra những nội dung mà chưa đối thủ nào viết. Điều này sẽ tạo nên độ unique cho bài viết của bạn. Người dùng cũng sẽ thích thú và đánh giá cao bạn hơn. Người viết cũng nên hiểu ý định, mục đích của người dùng khi họ tìm kiếm trên các SERPs. Xác định đúng search intent sẽ giúp cho website của bạn được tìm đến nhiều hơn từ đó giúp tăng traffic cho trang web một cách hiệu quả. Trước đó bạn đã viết nội dung chuẩn SEO nhưng qua thời gian nội dung đó sẽ không còn mới mẻ nữa. Vì vậy, việc update nội dung là vô cùng cần thiết.

Cập nhật nội dung mới

14. Chèn video để giữ chân người dùng ở lại trang

Nhu cầu về việc xem video của người dùng là rất cao và con số này luôn tăng dần theo thời gian. Vì thế chèn video là cách để giữ chân người dùng ở lại trang của bạn lâu hơn.

15. Submit index trên Google Search Console

Đừng quên gửi link cho Google để Google index là hiển thị trên kết quả tìm kiếm.

Công cụ nào check onpage hiệu quả nhất hiện nay?

Để giúp việc SEO Onpage của bạn được thuận lợi, nhanh chóng và dễ dàng hơn, bạn có thể tham khảo và sử dụng các công cụ check Onpage tốt nhất hiện nay như sau.

1. Screaming Frog SEO Spider

Screaming Frog SEO Spider là một công cụ kiểm tra trang web SEO nhanh chóng và tiên tiến. Nó có thể được sử dụng để thu thập thông tin cả các trang web nhỏ và rất lớn, nơi kiểm tra thủ công …

Công cụ tối ưu SEO onpage

2. Surfer SEO

Surfer SEO là công cụ hỗ trợ tối ưu về mặt content trên website. Đây là công cụ có trả phí . Công cụ này tích hợp các tính năng giúp người dùng kiểm tra các tiêu chí của content ảnh hưởng đến SEO như: Độ dài bài viết, thẻ meta, tiêu đề, hình ảnh bài viết và tốc độ tải trang. Thông qua công cụ, bạn có thể dễ dàng tìm ra các vấn đề mà content của mình đang mắc phải và dễ dàng lên kế hoạch audit và chuẩn hóa lại.

3. Yoast SEO

Yoast SEO là công cụ được tích hợp sẵn ngay trên WordPress. Công cụ này hoàn toàn miễn phí và bạn có thể sử dụng nó một cách dễ dàng với các thao tác đơn giản. Công cụ này đều hỗ trợ rất tốt nếu bạn nâng cấp Yoast SEO Premium vì khi này bạn sẽ được sử dụng đầy đủ các tính năng. Thực chất, trong phiên bản miễn phí đã bao gồm sẳn những tính năng cơ bản và đầy đủ để bạn có thể tối ưu hóa SEO Onpage tốt nhất có thể. Nhờ có Yoast SEO mà các công việc như sau sẽ được hỗ trợ bài bản hơn: Kiểm tra Title, Meta Description, quản lý Sitemap và còn nhiều thứ khác liên quan đến SEO.

4. Website Audit

Công cụ Website Audit giúp bạn tối ưu hóa ở phương diện on-site (tên miền) và on-page (nội dung). Một số tính năng nổi bật của Website Auditor đó là:

  • Phân tích cấu trúc website
  • Kiểm tra được nhiều trang web
  • Giảm thiểu vấn đề tải trang
  • Hỗ trợ cảnh báo khi phát hiện link hư, hỏng

Kiểm soát nhiều yếu tố trên trang web như: title, đường dẫn, tên miền,… Công cụ này hỗ trợ rất tốt trong việc nâng thứ hạng của website.

Sau khi đọc bài viết này có lẽ bạn đã biết về SEO Onpage là gì? Nắm vững 15 tiêu chuẩn kỹ thuật tối ưu SEO Onpage. Hy vọng rằng bài viết này cung cấp đủ thông tin về SEO Onpage gồm các công việc, tối ưu hóa SEO Onpage, cách làm SEO Onpage,…cần thiết mà bạn đang tìm hiểu. Chúc bạn thành công với các bài SEO Onpage của mình.